mưa
Vietnamese-Vietnamese
mưa
hiện tượng nước rơi thành giọt từ mây xuống mặt đất: cơn mưa * mùa mưa * giọt mưa * khóc như mưa (= khóc rất nhiều)
cụm đồng hiện
danh từ +: cơn, trận | nước | mùa | (văn chương) giọt, hạt: cơn mưa đầu mùa * hạt mưa trên thềm
+ động từ: đổ, rơi, tuôn | ngớt | dứt, ngừng, tạnh
+ tính từ: lớn, nặng hạt, tầm tã, to | nhỏ, lâm râm, lất phất, tí tách | dầm dề, rả rích
liên quan
mưa bay (cũng mưa bụi) mưa hạt rất nhỏ như bụi bay
mưa bóng mây mưa ngắn và thưa hạt do một đám mây nhỏ đưa đến, một thoáng rồi lại tạnh
mưa bụi mưa bay
mưa dầm mưa kéo dài nhiều ngày, thường trên một diện tích rộng
mưa đá mưa có hạt đông cứng thành nước đá
mưa gió mưa và gió (nói khái quát), thường dùng để chỉ thời tiết: đời mưa gió (= gian khổ, vất vả)
mưa móc mưa và sương, dùng ví ân huệ trên ban xuống: đội ơn mưa móc
mưa nắng mưa và nắng thất thường, nói về mặt ảnh hưởng đến sức khỏe; dùng nói cảnh đau ốm bất thường: để dành tiền phòng khi mưa nắng * Rồi khi sinh gái sinh trai, Sớm khuya mưa nắng lấy ai bạn cùng (ca dao)
mưa ngâu mưa kéo dài nhiều ngày, thành nhiều đợt, thường có ở miền Bắc Việt Nam vào tháng bảy âm lịch
mưa phùn mưa rất nhỏ nhưng dày hạt, có thể kéo dài nhiều ngày, thường có ở miền Bắc Việt Nam vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân
mưa rào mưa hạt to và nhiều, mau tạnh, thường do các đám mây dông gây ra
mưa rươi mưa nhỏ và rất ngắn, thường có vào cuối mùa mưa ở miền Bắc Việt Nam, khoảng tháng mười, khoảng tháng mười một, trùng với thời kì có rươi (= một loài giun) ở vùng gần biển
mưa tuyết hiện tượng những hạt nước nhỏ đông đặc vì lạnh họp thành những bông trắng, xốp, nhẹ, rơi từ các đám mây xuống, thường có ở xứ lạnh hay ở vùng cao vào mùa đông
ngữ
ăn gió nằm mưa (cũng ăn gió nằm sương, ăn tuyết nằm sương) (văn chương) (cảnh đi đường xa) chịu đựng gió mưa vất vả ngoài trời: Quản bao tháng đợi, năm chờ, Nghĩ người ăn gió nằm mưa xót thầm. (Truyện Kiều)
chớp bể mưa nguồn hiện tượng thời tiết thay đổi dữ dội; thường dùng để chỉ những biến cố lớn trong đời
dãi gió dầm mưa (cũng dãi nắng dầm mưa, dầm mưa dãi nắng, dầm mưa dãi gió) ví cảnh chịu đựng nhiều nỗi gian lao vất vả trong cuộc sống
đi nắng về mưa tả cảnh vất vả, cực nhọc: Người ta rượu sớm trà trưa, Em nay đi nắng về mưa đã nhiều. (ca dao)
gió bắt mưa cầm (văn chương) ví trường hợp có nhiều điều ngăn trở, không thể làm theo ý mình được: Nàng rằng: Gió bắt, mưa cầm, Đã cam tệ với tri âm bấy chầy. (Truyện Kiều)
gió táp mưa sa (văn chương) ví những tai hoạ, khó khăn liên tục, dồn dập tới: Ai làm gió táp mưa sa, Cho cây anh đổ, cho hoa anh tàn. (ca dao)
làm mưa làm gió ví trường hợp ỷ thế mà hoành hành, không còn coi ai ra gì: (bóng) Bài hát này từng làm mưa làm gió trên thị trường âm nhạc.
mưa bom bão đạn bom đạn trút xuống nhiều và dày đặc; thường dùng để chỉ cảnh chiến tranh ác liệt
mưa thuận gió hòa thời tiết thuận lợi cho việc canh tác, trồng trọt: Lạy trời mưa thuận gió hoà, Để cho chiêm tốt mùa tươi em mừng. (ca dao)
quá mù ra mưa (sự việc phát triển) đã đi quá giới hạn của nó và chuyển sang trạng thái, tính chất khác với mức độ cao hơn
sớm nắng chiều mưa ví sự thay đổi thất thường, không lường trước được, tựa như sự thay đổi đột ngột của thời tiết: (khẩu ngữ) Con bé sớm nắng chiều mưa, không ai chiều được.
té nước theo mưa ví hành động lợi dụng cơ hội để làm việc kiếm lợi
(thường trời mưa) xảy ra hiện tượng này: Trời đang mưa. * Đang mưa mà đi đâu? * Trời mưa như trút nước (= mưa rất lớn).